PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của ngành học là : Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”. Như vậy một trong những mục tiêu quan trọng mà giáo dục mầm non cần phải đạt được chính là việc “ Giúp trẻ phát triển về thể chất…” điều này cũng được thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ đó là tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực. Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu đã chững minh rằng vận động vô cùng quan trọng trong sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Những hoạt động vận động phù hợp sẽ giúp trẻ học các kĩ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi và chia sẻ không gian cho bạn khác…Vận động là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.
Năm học 2013-2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung “Phát triển vận động của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non” là chuyên đề của ngành học.
Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non sức khoẻ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội…Để trẻ mầm non có thể phát triển một cách toàn diện thì trước hết phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để giúp trẻ có thể phát triển thể chất một cách tốt nhất, giúp trẻ có được những kĩ năng vận động cơ bản, hình thành ở trẻ những thói quen vận động cần thiết, nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, hài hoà. Đây là một trong những mục tiêu mà các trường mầm non cần phải nghiên cứu để có kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về thể chất nói riêng và mục tiêu của ngành học nói chung, nhằm tạo những yếu tố tiền đề để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, trong nhiều năm qua trường mầm non Phú Minh đã quan tâm, trú trọng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng có những mặt còn hạn chế và kết quả đạt được chưa cao. Chính vì vậy với vai trò của người quản lý phụ trách chuyên môn của trường tôi nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” trong năm học 2013-2014.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đưa ra những biện pháp giúp giáo viên, tổ chức tốt chuyên đề phát triẻn vận động cho trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là giáo viên, trẻ mầm non của trường mầm non Phú Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành tốt đề tài này tôi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp học tập nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng hợp thống kê
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp so sánh đối chứng
6. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” được áp dụng tại trường mầm non Phú Minh.
Địa chỉ: Thôn Đoài – Phú Minh – Sóc Sơn – Hà Nội.
Thời gian thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014 và tiếp tục được áp dụng trong quá trình quản lý công tác chăm sóc giáo dục trẻ sau này.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hiện nay nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì những vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển. Hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động thường có các biểu hiện: Giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp...Như vậy vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Trong lĩnh vực phát triển thể chất, vận động không chỉ giúp các kĩ năng vận động thô cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì nhiều phụ huynh đã có những quan niệm sai lầm về những gì tốt nhất cho trẻ. Nhiều bố mẹ đã mua thật nhiều đồ chơi, sách báo, đồng thời cho con lạm dụng quá nhiều các trò chơi trên máy tính nhằm muốn con phát triển trí tuệ một các tốt nhất. Thực tế nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối quan hệ vững chắc giữa việc vận động, đùa nghịch của trẻ và sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh, cảm xúc của chúng. Vận động là một trong những yếu tố cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh.Trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú thì sự tiếp xúc với thế giới càng rộng hơn.
Phát triển vận động cho trẻ với mục đích giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất. Phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Ở mỗi một giai đoạn phát triển trẻ lại có những đặc điểm phát triển vận động khác nhau:
- Cuối năm thứ nhất: Trẻ đã có thể thay đổi tư thế trong không gian một cách dễ dàng, đang nằm chuyển sang ngồi hoặc ngược lại; đang đứng vịn tay chuyển sang buông tay để đi rồi chuyển sang ngồi xổm, đứng không cần vịn, đi theo vật chuyển động,nhiều trẻ đã có thể đi những bước đi chập chững đầu tiên.
- Năm thứ hai: Đa số những vận động cơ bản như: bò, đi, lăn, ném...được hình thành, đến cuối năm thứ hai trẻ có thể chơi trò chơi vận động. Vai trò chủ động vận động trong khi chơi của trẻ được hình thành và phát triển dần dần, giúp cho việc tiến tới hoàn thiện các động tác.
- Năm thứ ba: Trẻ có thể đi vững và bắt đầu chạy,tuy nhiên khi chạy nhịp điệu bước chân chưa ổn định,hướng chạy chưa chính xác. Ở lứa tuổi này trẻ bò rất tốt, có thể phối hợp chân tay tự nhiên và bò với các kiểu khác nhau như bò trong đường hẹp, bò dích dắc. Còn đối với vận động ném, đây là một vận động khó,khi ném trẻ chưa xác định được hướng ném và khoảng cách cần ném, trẻ chưa phối hợp được các cơ quan vận động với thị giác. Để phát triển những vận động khác nhau của trẻ lứa tuổi này phải sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau nhằm gây hứng thú và lòng ham muốn vận động cho trẻ.
- Năm thứ tư: Các vận động đi, chạy, nhảy, bò, ném...tiếp tục được phát triển hoàn thiện hơn. Nhưng ở giai đoạn này tốc độ phát triển thể lực của trẻ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi trước, quá trình cốt hóa của xương lại diến ra nhanh. Khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu,nên nếu vận động nhiều, nặng thì trẻ nhanh mệt mỏi, những thói quen vận động mới được hình thành thì không bền vững, dễ sai lệch. Chính vì vậy cần phải có những vận động phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển thể lực một cách tốt nhất.
- Năm thứ năm, thứ sáu: Trẻ trở lên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện.Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khả năng chú ý cao trong quá trình tập luyện bài tập vận động. Các vận động cơ bản thực hiện tương đối chính xác,mềm dẻo,thể hiện sự khéo léo trong vận động, lực cơ bắp được tăng lên.
Như vậy trẻ mầm non ở mỗi một giai đoạn phát triển trẻ có khả năng và nhu cầu vận động khác nhau, chính vì vậy các trường mầm non cần nghiên cứu để nắm rõ đặc điểm phát triển tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thể chất và vận động của trẻ ở từng độ tuổi nhằm lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động vận động cho phù hợp với trẻ ở từng giai đoạn phát triển để có thể đạt được kết quả cao nhất trong quá trình tập luyện. Có như vậy mới giúp trẻ có một sức khoẻ tốt và cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG:
Trường mầm non Phú Minh có 4 điểm trường: Điểm trường khu trung tâm nằm ở vị trí trung tâm của các Thôn, Khu dân cư trong xã và 3 điểm lẻ nằm giữa 3 thôn: Thôn Đông, thôn Đoài, thôn Thắng Lợi.
Năm học 2013-2014 trường có tổng số 16 nhóm, lớp với 679 trẻ, trong đó:
- Nhà trẻ có 7 nhóm với 178 trẻ, cụ thể:
Nhóm trẻ
|
Nhà trẻ 24 – 36 tháng
|
Nhà trẻ 18 - 24 tháng
|
D1
|
D2
|
D3
|
D4
|
D5
|
D6
|
D7
|
Số trẻ
|
54
|
54
|
17
|
15
|
14
|
11
|
17
|
Tổng số
|
136
|
42
|
- Mẫu giáo với 9 lớp với 501 trẻ, cụ thể:
Lớp
|
Mẫu giáo lớn
|
Mẫu giáo nhỡ
|
Mẫu giáo bé
|
A1
|
A2
|
A3
|
B1
|
B2
|
B3
|
C1
|
C2
|
C3
|
Số trẻ
|
54
|
54
|
55
|
64
|
64
|
66
|
49
|
47
|
48
|
Tổng số
|
163
|
194
|
144
|
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 77 người, trong đó:
Tổng số
CB, GV, NV
|
Ban giám hiệu
|
Giáo viên
|
Nhân viên
|
Hiệu trưởng
|
Phó HT
|
Kế toán
|
Văn thư
|
Y tế
|
Cô nuôi
|
Bảo vệ
|
77
|
01
|
02
|
57
|
01
|
02
|
01
|
12
|
04
|
03
|
54
|
20
|
Thực trạng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ đã được nhà trường thực hiện trong nhiều năm, song kết quả đạt được chưa cao, điều này biểu hiện ở kết quả cân, đo trẻ trong các năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi vẫn ở mức cao, cụ thể trong năm học 2011-2012; 2012-2013 và đầu năm học 2013-2014 ( Kết quả cân, đo tháng 9/2013) như sau:
Năm học
|
Số trẻ
|
Cân nặng
|
Chiều cao
|
Kênh bình thường
|
Kênh SDD
|
Cao hơn so với tuổi
|
Kênh bình thường
|
Kênh thấp còi
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
2011-2012
|
686
|
655
|
95.9
|
26
|
3.8
|
2
|
0.3
|
632
|
92.5
|
51
|
7.5
|
2012-2013
|
724
|
688
|
95
|
27
|
3.7
|
9
|
1.2
|
671
|
92.7
|
53
|
7.3
|
T9/2013
|
633
|
594
|
93.8
|
34
|
5.4
|
5
|
0.8
|
589
|
93
|
44
|
7.0
|
Qua đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong các năm học trước và qua khảo sát thực tế thực trạng việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ đầu năm học 2013-2014 tôi nhận thấy một số nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên là do:
- Giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy mà chưa nghiêm túc trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ, mới trú trọng tới tổ chức các giờ thể dục, còn các hoạt động khác như: Hoạt động ngoài trời, lồng ghép các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian có tính chất động…trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục còn ít được quan tâm.
- Một số giáo viên chưa nắm rõ được đặc điểm phát triển vận động của trẻ trong từng giai đoạn phát triển, chưa nắm được nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động vận động của từng lứa tuổi nên khi có sự luân chuyển giáo viên giữa các nhóm lớp ( luân chuyển có kế hoạch và đột xuất) thì đã lựa chọn nội dung, phương pháp không phù hợp với lứa tuổi dẫn đến các giờ tổ chức cho trẻ vận động đạt kết quả thấp.
- Đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phát triển vận động cho trẻ còn ít về số lượng, chưa phong phú về thể loại. Giáo viên chưa biết khai thác tác dụng của đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị khi tổ chức cho trẻ vận động nhiều khi bị lặp đi, lặp lại một vận động với một loại đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến trẻ nhàm chán, không thích vận động.
- Cơ sở vật chất bị xuống cấp cũng là một lý do ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
Với tình hình thực tế nêu trên nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường yêu nghề, mếm trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- 2/3 giáo viên nắm vững đặc điểm phát triển vận động và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất theo từng lứa tuổi.
- Khu trung tâm khuôn viên trường rộng rãi, sạch, thoáng. Các phòng học được xây dựng kiên cố, riện tích rộng, thoáng. Cơ sở vật chất của các nhóm, lớp được trang bị tương đối đầy đủ đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Khu vực sân trường rộng với nhiều đồ chơi ngoài trời đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức các các hoạt động giáo dục thể chất.
2. Khó khăn:
- Do nhu cầu gửi con vào khu trung tâm của phụ huynh cao, số lượng phòng học ở khu trung tâm ít do đó số lượng trẻ/lớp đang trong tình trạng quá tải, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất của các nhóm lớp.
- Khu trung tâm: khu vực sân trường quy hoạch chưa hợp lý, gạch vị vỡ, lún tạo thành các hố mấp mô; đồ dùng đồ chơi ngoài trời bị han rỉ, bong các mối hàn điều này cũng gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động vận động của trẻ khi trẻ hoạt động ngoài trời.
- Khuôn viên trường chưa có nhiều cây xanh bóng mát, chưa xây dựng được khu vực vận động riêng.
- Các năm học trước nhà trường đã có sự đầu tư trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cho các điểm lẻ, tuy nhiên hiện nay hầu hết các trang thiết bị đã bị hư hỏng không thể sử dụng được cho trẻ chơi.
Từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số biện phápnhằm thực hiện tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Phú Minh năm học 2013-2014.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
Như chúng ta đã biết trẻ em ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ có một khả năng và nhu cầu vận động khác nhau, chính vì vậy việc lựa chọn các nội dung, phương pháp hướng dẫn vận động phù hợp để tổ chức cho trẻ hoạt động là rất quan trọng.
Để lựa chọn được những nội dung, phương pháp tổ chức các vận động phù hợp với từng lứa tuổi, ngay từ đầu năm học tôi cùng với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên cốt cán của các nhóm lớp đã nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đồng thời tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan về phát triển vận động cho trẻ để có thể lựa chọn những nội dung phù hợp đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục của các nhóm lớp.
Đối với việc lựa chọn các bài tập để tổ chức trong các giờ hoạt động thể dục, chúng tôi căn cứ vào các nội dung quy định trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành; kế hoạch và thời gian thực hiện các chủ đề đã xây dựng trong năm học, dựa vào tình hình thực tế của các nhóm lớp về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khả năng của trẻ để lựa chọn các bài tập luyện cho phù hợp với từng lứa tuổi. Các bài tập đều đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo có sự thường xuyên và tính hệ thống của các bài tập.
Chúng tôi đã xây dựng các bài tập trong các giờ thể dục cho từng lứa tuổi cụ thể như sau:
Nội dung các bài tập vận động cho từng lứa tuổi
Lứa
tuổi
Nội dung
|
Trẻ 18-24 tháng
|
Trẻ 24-36 tháng
|
Trẻ 3-4 tuổi
|
Trẻ 4-5 tuổi
|
Trẻ 5-6 tuổi
|
Đi, chạy
|
- Đi theo hướng thẳng.
- Đi trong đường hẹp.
- Đi theo hướng khác nhau.
- Đi bước qua vật cản.
- Đi có mang vật trên tay.
|
- Đi trong đường hẹp.
- Đi có mang vật trên tay.
- Đứng co 1 chân.
- Đi theo đường ngoằn ngoèo
- Chạy theo hướng thẳng.
|
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi theo đường hẹp.
- Đi theo đường dích dắc.
- Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát.
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Chạy 10m
|
- Đi theo đường hẹp.
- Đi theo đường kẻ thẳng.
- Đi theo đường ngoằn ngoèo.
- Đi khuỵu gối.
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
- Đi bước dồn trên ghế thể dục.
- Đi theo đường thẳng, bước qua chướng ngại vật.
- Chạy chậm 80m.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy theo đường dích dắc.
- Chạy 15m.
|
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
- Đi trên dây.
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục.
- Đi trên ván kê dốc.
- Chạy đổi hướng.
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Chạy nhấc cap đùi.
- Chạy chậm 80-100m.
- Chạy chậm 120m.
|
Bò, trườn, trèo
|
- Bò cao.
- Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp.
- Bò chui qua ống.
- Trườn sấp, chui qua cổng.
- Trèo lên, xuống ghế thể dục
- Trèo lên, xuống thang.
|
- Bò thấp chui qua cổng.
- Bò bằng bàn tay, bàn chân.
- Bò trong đường dích dắc.
- Trèo lên, xuống ghế cao 30cm.
|
- Bước lên, xuống bục cao 30cm.
- Bò thấp.
- Bò thấp chui qua cổng.
- Bò theo đường dích dắc.
- Bò cao.
- Bò cao theo đường dích dắc.
- Trườn theo hướng thẳng.
- Trèo lên, xuống thang.
|
- Bò chui qua cổng.
- Bước lên, xuống bậc cao 15cm.
- Bò thẳng hướng theo đường hẹp.
- Bò trườn qua vật cản.
- Trườn dưới dây.
|
- Bò tới đích.
- Bò chui qua vòng.
- Bò có mang vật trên lưng.
- Trườn về phía trước.
- Trườn đến vật chuẩn.
|
Tung, ném, bắt
|
- Ngồi lăn bóng bằng 2 tay.
- Lăn bóng vào đích.
- Ném bóng bằng 1 tay.
- Ném bóng qua dây.
- Tung bóng qua dây.
|
- Tung bóng bằng 2 tay.
- Tung bóng qua dây.
- Ném bóng về phía trước (Ném xa).
|
- Tung bóng cho cô.
- Tung và bắt bóng.
- Ném trúng đích nằm ngang.
- Ném xa bằng 1 tay.
- Ném trúng đích thằng đứng.
- Ném xa bằng 2 tay.
- Lăn bóng bằng 2 tay.
- Chuyền bóng sang 2 bên theo hàng ngang (hàng dọc).
|
- Ném xa bằng 1 tay.
- Ném xa bằng 2 tay.
- Chuyền bóng qua phải, qua trái.
- Chuyền bóng qua chân ( qua đầu).
- Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng.
- Ném trúng đích thằng đứng.
- Ném trúng đích nằm ngang.
|
.- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Lăn bóng bằng 2 tay đi theo bóng.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
- Ném xa bằng 1 tay.
- Ném trúng đích thằng đứng. ( đích nằm ngang)
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách 4m.
- Ném xa bằng 2 tay.
- Lăn bóng dích dắc qua 5 chướng ngại vật.
- Chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu (qua chân).
|
Bật, nhảy
|
|
- Bật tại chỗ.
- Bật qua vạch kẻ.
- Nhún bật về phía trước.
- Bật xa bằng 2 chân.
|
- Bật tại chỗ.
- Bật xa 20 cm.
- Bật xa 25cm.
- Bật qua 3 ô.
- Bật liên tục qua 5 ô.
- Bật chụm, tách chân.
|
- Bật tại chỗ.
- Bật liên tục qua 5 ô.
- Bật xa 35cm.
- Bật xa 40cm
- Bật chụm, tách chân qua 7 ô.
- Bật qua vật cản.
- Bật sâu 35cm.
|
- Bật liên tục qua 5 ô.
- Bật xa tối thiểu 50cm.
- Nhảy lò cò 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
- Nhảy xuống từ độ cao 40cm.
- Bật chụm, tách chân qua 7 vòng thể dục.
|
Ngoài việc lựa chọn các vận động tổ chức cho trẻ tập trong giờ thể dục, chúng tôi còn trú trọng tới việc lựa chọn các vận động khác để tổ chức cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi như: Các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian có tính chất động, các hoạt động lao động... Trong buổi sinh hoạt sau mỗi chủ đề của từng khối sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung và lập kế hoạch tổ chức các vận động trong chủ đề mới.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới động vật” lựa chọn nội dung thực hiện như sau:
- Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian:
+ Mèo và Chim Sẻ; Cáo và Thỏ; Bẫy Chuột; Đua ngựa; Đua Vịt; Cáo ơi ngủ à; Vận chuyển con vật về đúng chuồng ( môi trường sống); Cá sấu lên bờ; Gà trong vườn rau; Chó sói xấu tính; Ô tô và chim sẻ; Đi như gấu bò như chuột; Bắt bướm…
+ Mèo đuổi chuột; Kéo co; Bỏ khăn; Bịt mắt bắt dê; Câu ếch; Thả đỉa ba ba...
Tùy thuộc vào kế hoạch chương trình, thực tế của từng lớp mà giáo viên sẽ lựa chọn trò chơi để đưa vào tổ chức cho trẻ trong các hoạt động cho phù hợp.
- Các hoạt động mang tính chất vận động khác: Đi thăm quan trang trại chăn nuôi; làm cỏ khu vực bồn hoa của lớp...
Với mỗi lứa tuổi giáo viên đã có sự lựa chọn các nội dung vận động phù hợp với khả năng vận động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Vì đã lựa chọn được nội dung vận động phù hợp, đa dạng để tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với việc sử dụng các hình thức, phương pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo nên các giờ tổ chức cho trẻ vận động đạt kết quả cao.
2. Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động phát triển vận động của trẻ.
Như chúng ta đã biết khi tổ chức các hoạt động cho trẻ lứa tuổi mầm non thì một yếu tố không thể thiếu đó là đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị cần thiết khác. Đặc biệt khi tổ chức các hoạt động mang tính chất vận động cho trẻ mầm non thì đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động. Vì khi trẻ tập luyện nếu các thiết bị có kích thước phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nội dung bài tập, lại có tính thẩm mĩ sẽ giúp trẻ dễ dàng vận động với độ chính xác cao về kỹ thuật của bài tập, tạo cho trẻ hứng thú, tích cực tập luyện bởi sự hấp dẫn của trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi sẽ đem lại kết quả cao cho giờ tập luyện. Chính vì vậy vấn đề đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một trong những vấn đề được nhà trường hết sức trú trọng.
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên căn cứ vào Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ xung một số thiết bị quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT để đối chiếu, đánh giá thực trạng các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Căn cứ vào các nội dung đã lựa chọn cho trẻ tập luyện để từ đó giáo viên đề xuất, kiến nghị với ban giám hiệu để nhà trường có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất. Dựa trên kết quả đánh giá, các đề xuất, kiến nghị của các nhóm lớp, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp. Nhà trường đã mua sắm mới một số trang thiết bị như: Vòng thể dục, gậy thể dục, ghế thăng bằng, cột ném bóng, cổng chui...
Tuy nhà trường đã có sự đầu tư các trang thiết bị, song do hàng năm có sự hỏng hóc, kinh phí của nhà trường chưa có để đầu tư đủ theo quy định, nên số lượng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động còn thiếu về số lượng so với đầu lớp khi tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất. Chính vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cùng với các đồng chí giáo viên đã suy nghĩ, nghiên cứu để làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phát triển thể chất như: Sử dụng tre để làm thêm cổng chui, gậy thể dục, sử dụng các hộp cát tông để làm các ống dài sử dụng trong hoạt động “Bò chui qua ống”... ngoài ra còn lên kế hoạch mua sắm, làm thêm các đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các trò chơi dân gian mang tính chất vận động như: Dây thừng, lá cờ, mũ hình các con vật...
Do nguồn kinh phí chưa đủ để xây dựng khu vận động riêng cho trẻ ở sân trường, mặt khác không phải bất cứ một vận động nào cũng cần đến các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, có nhiều vận động tôi đã gợi ý, hướng dẫn giáo viên có thể tận dụng những yếu tố rất đơn giản từ môi trường để tổ chức cho trẻ vận động như: Với vận động bật xa: Có thể sử dụng bề rộng của các viên gạch ngoài sân trường, hoặc vận động “ Đi thăng bằng” có thể tận dụng các bờ gạch xây xung quanh các bồn hoa cho trẻ đi...
Do có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất nên trong năm học 2013-2014 các giờ thể dục, các giờ chơi trò chơi vận động của các nhóm lớp đều đảm bảo đồ dùng, đồ chơi đủ về số lượng, phù hợp với hoạt động và đảm bảo thẩm mĩ, an toàn, chính vì vậy mà khi tổ chức các hoạt động đều đem lại kết quả tốt.
3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các giờ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ (giờ thể dục).
Giờ học thể dục là một trong những hoạt động chúng ta tổ chức cho trẻ tập các bài tập vận động cơ bản, đây là một hoạt động rất quan trọng đối với sự phát triển vận động cho trẻ. Khi thực hiện bài tập vận động sẽ thu hút đa số các cơ bắp hoạt động, đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lí và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơ thể. Như vậy qua tập luyện bài tập vận động cơ bản giúp hoàn thiện khả năng làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện, hình thành các tư thế đúng...qua đó tác động tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo...Ngoài ra các bài tập vận dộng cơ bản còn giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian như sự định hướng khi vận động, vị trí để dụng cụ..., định hướng về thời gian gian như sự lâu dài-kéo dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt của vận động...giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong hoạt động tập thể như vị trí của mình trong đội hình chung...
Nắm rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức các giờ tập thể dục, tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện nhgiêm túc tất cả các giờ học thể dục cho trẻ. Như đã nói ở trên, do trang thiết bị còn thiếu về số lượng nên chúng tôi đã xây dựng thời gian biểu các giờ thể dục có sự lệch nhau giữa các khối. Chỉ đạo các nhóm, lớp tổ chức các giờ thể dục ở ngoài trời, trừ những trường hợp có sự không thuận lợi về thời tiết thì sẽ tổ chức trong phòng, nhóm.
Trong thực tế việc tổ chức các giờ thể dục giáo viên thường mắc lỗi về vấn đề dùng lời hướng dẫn, giảng giải về kỹ thuật của động tác vận động cơ bản. Một số lỗi thường gặp là: Dùng lời dẫn quá dài; hướng dẫn không rõ ràng; đôi khi còn sai kỹ thuật cơ bản; soạn bài các giờ thể dục quá vắn tắt...Để khắc phục vấn đề này tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn yêu cầu giáo viên nghiên cứu tài liệu ( Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo từng lứa tuổi của Bộ GD&ĐT...), trao đổi, thảo luận để xác định rõ kỹ thuật của từng bài tập vận động cơ bản có trong chủ đề.
- Xác định rõ lời hướng dẫn của từng bài tập từ phần chuẩn bị đến phần tập cơ bản sao cho thật ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Yêu cầu giáo viên khi soạn bài phải ghi rõ cách cô làm mẫu và dùng lời hướng dẫn, giảng giải như thế nào ở lần tập mẫu 2 ( Lần 2: Vừa tập mẫu vừa dùng lời phân tích, giảng giải về kỹ thuật của bài tập)
- Với một số vận động khó giáo viên sẽ thực hành hướng dẫn mẫu ngay trong buổi sinh hoạt để cùng chỉnh sửa về cách thực hiện mẫu cũng như lời hướng dẫn, giảng giải của giáo viên.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức để tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tập luyện. Tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo lứa tuổi, tuỳ thuộc vào từng chủ đề và điều kiện về cơ sở vật chất của lớp để giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp.
Ví dụ: Lớp mẫu giáo lớn; Chủ đề “ Trường mầm non”
Đề tài: Ném xa bằng 1 tay, chạy 10m
Tổ chức dưới hình thức tham gia các hoạt động trong ngày hội “Bé vui khỏe”
1. Phần khởi động: Các vận động viên cùng khởi động để bước vào các hoạt động vô cùng sôi nổi, hấp dẫn của ngày hội.
2. Trọng động:
Phần thứ nhất: “ Bé cùng trổ tài” - Tập bài tập phát triển chung.
Phần thứ hai: “ Thi xem ai giỏi nhất” - Tập vận động cơ bản”
Phần thứ ba: “Cùng nhau đua tài”- Chơi trò chơi vận động.
3. Hồi tĩnh:
Đi nhẹ nhàng quanh khu vực sân trường để thăm quan các khu vực vui chơi trong ngày hội.
Tương tự giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức khác như: Tổ chức thành một cuộc thi, một cuộc giao lưu thể thao...để giúp cho trẻ cảm thấy không bị gò bó bởi một hình thức cứng nhắc của giờ hoạt động.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đang được quan tâm, khuyến khích giáo viên ứng dụng khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Chính vì lý do này mà một số giáo viên rất lo lắng sẽ bị mất điểm nếu tổ chức hoạt động thể dục mà không có ứng dụng công nghệ thông tin. Trên thực tế thì khi tổ chức một giờ thể dục không nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin, vì việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là dùng nhạc, hoặc bài hát cho trẻ tập phần khởi động và phần hồi tĩnh, mà trong một giờ thể dục cái trọng tâm cần đạt được chính là kỹ thuật, kỹ năng tập bài tập cơ bản của trẻ. Vì vậy trong năm học 2013-2014 chúng tôi đã loại bỏ điểm của mục ứng dụng công nghệ thông tin trong bảng điểm chấm các giờ thể dục để không gây áp lực cho giáo viên. Thay vào đó để tạo hứng thú cho trẻ khi tập luyện tôi đã khuyến khích, hướng dẫn giáo viên lựa chọn các bài hát phù hợp với chủ đề để tập các động tác của Bài tập phát triển chung, trong các giờ thể dục cô và trẻ cùng hát và tập.
Giờ thể dục thường bị coi là một giờ học “Cứng nhắc, không sôi nổi....” để tăng hứng thú cho trẻ tích cực tham gia tập luyện ngoài việc chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đảm bảo phù hợp, đẹp về kiểu dáng và màu sắc để kích thích hứng thú của trẻ thì chúng tôi còn trú trọng tới việc chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, đạo cụ khác phù hợp với chủ đề và bài tập như: Các con thú bông, sa bàn khu rừng, sa bàn công viên...để kích thích hứng thú tập luyện của trẻ.
Ví dụ: Lứa tuổi 3-4 tuổi. Chủ đề “ Thế giới động vật”,
Bài tập “Đi trong đường hẹp”: Chuẩn bị sa bàn khu vườn bách thú. Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng lời dẫn: Đi thăm vườn bách thú, muốn đến được vườn bách thú phải đi qua một con đường hẹp, khi đi phải thật khéo léo để không dẫm phải cây hoa ở 2 bên đường...
Do có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức các giờ thể dục, kết hợp với việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức nên các giờ thể dục đều được giáo viên tổ chức thành công với sự hứng thú, tích cực vận động của trẻ. Điều này đã góp phần hình thành, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vận động đúng, phát triển các tố chất vận động cơ bản giúp cơ thể trẻ phát triển một cách hài hoà, cân đối.
4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt hoạt động ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ được vận động nhằm rèn luyện sức khoẻ.
Giờ hoạt động ngoài trời là một giờ chơi trẻ rất yêu thích, khi ra ngoài trời trẻ được chạy nhảy, leo trèo, được chơi với các đồ chơi ngoài trời như: Xích đu, cầu trượt, nhà bóng...trẻ được thoả mãn các nhu cầu vận động mà điều kiện trong phòng học không thể đáp ứng được. Không gian rộng lớn ngoài trời với những cảnh vật đa dạng, phong phú xung quanh là một trong những điều vô cùng lý thú đối với trẻ. Đặc biệt khi ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng gió, với cỏ cây hoa lá... Điều này giúp cơ thể trẻ dần dần thích ứng được với sự thay đổi của khí hậu. Ngoài ra ánh nắng mặt trời ở thời điểm và thời gian thích hợp sẽ là điều kiện rất tốt để cơ thể trẻ có thể tổng hợp vitamin D, Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương của trẻ em do làm tăng hấp thu can-xi và phot-pho ở niêm mạc ruột.
Hiện nay hoạt động ngoài trời trong trường mầm non thường được tổ chức với các nội dung:
+ Hoạt động có chủ đích: Có thể cho trẻ quan sát cảnh vật, hiện tượng xung quanh; Ôn luyện kiến thức cũ;làm quen kiến thức mới; rèn luyện những kỹ năng trẻ còn yếu; lao động nhẹ nhàng, vừa sức...
+ Trò chơi vận động
+ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, các trò chơi, đồ chơi... mà trẻ thích.
Với các nội dung trên và với không gian rộng lớn ngoài trời nếu giáo viên biết khai thác thì sẽ là những điều kiện lý tưởng để tổ chức cho trẻ tham gia vận động một cách tích cực. Song thực tế trong các năm học trước giáo viên của trường rất ngại cho trẻ ra hoạt động ngoài trời vì một số lí do như:
+ Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giáo viên cho rằng đó chỉ đơn thuần là một trong những hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non;
+ Ra ngoài trời trẻ rất ngịch, không gian rộng lớn nên trẻ chạy nhảy, nô đùa giáo viên khó quản lý;
+ Khi chơi đùa ngoài trời rất dễ sảy ra một số tai nạn thương tích cho trẻ...
Chính vì vậy mà một số giáo viên tổ chức hoạt động này một cách máy móc, qua loa có khi chỉ tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có chủ đích 5-7 phút, chơi trò chơi vận động 2-3 lần, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời 6-8 phút. Thậm trí có những ngày giáo viên không cho trẻ ra hoạt động ngoài trời.
Vậy làm thế nào để giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách tích cực giúp trẻ thích nghi với môi trường và có một sức khỏe tốt, tôi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sau:
4.1 Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời một cách thường xuyên:
Để giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
- Nâng cao kiến thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động ngoài trời: Chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên tập huấn chuyên đề “Phát triển vận động”, trong đó có nội dung “Tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời” nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về chuyên đề phát triển vận động và tác dụng của việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vận động ngoài trời. Đồng thời nội dung này thường xuyên được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Đưa nội dung “Tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài trời, tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực” là một tiêu chí trong bảng tiêu chí thi đua hàng tháng của giáo viên.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên.
Các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn được chúng tôi xây dựng kế hoạch và tổ chức một cách nghiêm túc nên nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc tổ chức cho trẻ vận dụng nói chung, tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời nói riêng đã được nâng cao. Mặt khác do đó cũng là một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua hàng tháng của giáo viên, lại có sự kiểm tra thường xuyên của Ban giám hiệu nên giáo viên thực hiện rất nghiêm túc nội dung cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
4.2 Hướng dẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ vận động tích cực ngoài trời:
4.2.1 Lựa chọn các hoạt động thú vị ngoài trời thích hợp cho trẻ vận động:
* Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động có chủ đích nhằm phát huy tính chủ động tìm tòi, khám phá và tạo cơ hội cho trẻ được vận động:
Thực tế cho thấy khi ra ngoài trời nội dung hoạt động có chủ đích tổ chức thường đạt kết quả thấp vì không gây được sự tập chung chú ý của trẻ. Điều này là một điều tất yếu bởi vì khi đã ra ngoài trời với bao điều mới lạ của thiên nhiên, của các đồ chơi hấp dẫn ngoài trời, của những âm thanh kì diệu…sẽ thôi thúc, lôi cuốn đưa trẻ. Mặt khác trẻ đang ở trong một không gian chật hẹp trong lớp khi ra ngoài trời với không gian rộng lớn như vậy cũng đủ kích thích sự ham muốn được chạy nhảy, leo trèo, vận động của trẻ. Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ với các nội dung: Quan sát cảnh vật, hiện tượng xung quanh; Ôn luyện kiến thức cũ; Làm quen kiến thức mới; Rèn luyện những kĩ năng trẻ còn yếu... đạt được kết quả cao. Điều này được chúng tôi thực hiện bằng giải pháp: Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động có chủ đích:
- Với các hoạt động quan sát:
+ Thay đổi hình thức giới thiệu vật: Thay vì cô dẫn trẻ đến vị trí đặt vật, cô sẽ tạo các tình huống thu hút sự chú ý, tò mò của trẻ bằng cách nêu ra 1-2 đặc điểm của vật yêu cầu tất cả trẻ tìm quanh khu vực cô quy định vật có đặc điểm đó.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây mít: Cô dẫn trẻ ra khu vực sân trường gần bồn cây có cây mít. Cô yêu cầu: Tìm cây có lá to bằng bàn tay các con ở trong khu vực bồn cây này - Trẻ tìm và về nói cho cô biết kết quả của mình (Có nhiều kết quả: cây đa, cây soài...). Cô yêu cầu: Tìm cây mà vỏ quả có gai- Trẻ tìm...sau đó mới tiến hành cho trẻ khám phá về vật.
Ví dụ: Quan sát con Vịt: Cô dẫn trẻ đến khu vực cô để lồng vịt ở một góc sân kín (có thể sau lùm cây hoặc sau ghế đá...). Nếu nghe tiếng vịt kêu cô hỏi “ Ồ! tiếng con gì kêu thế nhỉ?” Các con đi tìm xem con vịt đang ở chỗ nào trong khu vực này...; nếu không có tiếng vịt kêu cô yêu cầu: Trong khu vực này có một con vật có mỏ bẹt, chân có màng các con hãy đi tìm cho cô con vật đó. Nếu cô nêu đặc điểm trẻ đã đoán “ con vịt” cô yêu cầu: Các con đi tìm và quan sát xem có đúng là con vịt có đặc điểm đó không?...
Trong hoạt động này trẻ được đi, chạy ngó nghiêng...và tự mình hoặc bàn bạc, trao đổi với bạn để tìm ra đối tượng có đặc điểm theo yêu cầu của cô.
+ Khám phá, tìm hiểu về vật kết hợp thực hiện các vận động phù hợp:
>Với các đồ vật không có sự vận động, chuyển động thì kết hợp cho trẻ mô tả sự hiểu biết của mình về vật bằng lời với việc yêu cầu trẻ dùng tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể để mô phỏng hình dạng, kích thước...của vật;
Ví dụ: Quan sát “ Quả dưa hấu”
Trẻ nêu đặc điểm “ Quả dưa hấu to, tròn” cô hỏi” Quả dưa hấu to tròn như thế nào, các con tưởng tượng và vẽ quả dưa hấu tên không cho cô xem nào (Cô và trẻ cùng làm động tác vẽ trên không theo các kích thước khác nhau của quả dưa hấu)...
Trẻ nêu đặc điểmvề mùi vị “ Ăn dưa hấu rất ngọt” cô và trẻ cùng làm động tác bổ dưa hấu, ăn dưa hấu...
> Với đồ vật, sự vật có sự vận động, chuyển động sẽ cho trẻ mô tả bằng lời sự hiểu biết của trẻ về vật kết hợp với làm một số động tác mô phỏng vận động, chuyển động của vật đó.
Ví dụ: Các con vật có thể cho trẻ bắt chước dáng đi, vận động của con vật...; các phương tiện giao thông bắt chước các bác tài xế điều khiển các phương tiện giao thông...
- Hoạt động ôn luyện, rèn kiến thức, kĩ năng cũ; làm quen kiến thức mới:
Trong hoạt động này tôi hướng dẫn giáo viên tổ chức dưới hình thức trò chơi để dảm bảo trẻ được: Chơi - học - vận động.
Ví dụ: Ôn thơ, ca dao, tục ngữ...: Có thể cho trẻ vừa đọc thơ theo từng đôi bạn, vừa làm động tác của trò chơi “ Vuốt hột nổ” hoặc trò chơi “Kéo cưu lừa xẻ”...
Hoặc ôn các bài hát có thể cho trẻ làm các động tác vận động minh họa phù hợp...
* Tạo cơ hội cho trẻ được chơi trò chơi vận động và chơi tự do theo ý thích nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ:
Trò chơi vận động có vai trò củng cố, rèn luyện các vận động cơ bản cho trẻ như: Đi, chạy, nhảy, ném...và các tố chất thể lực như: Nhanh, mạnh, khéo...Ví dụ trò chơi “ Ô tô và chim sẻ” ngoài việc trẻ bắt chước làm động tác đi, nhảy bắt chước các chú chim sẻ đi kiếm mồi thì trẻ phải chú ý nghe tiếng còi xe ô tô và phản ứng thật nhanh đó là chạy lên vỉa hè để tránh xe ô tô...Việc lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động được tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn ngay từ đầu một chủ đề, giáo viên sẽ căn cứ vào chủ đề, vào khả năng của trẻ để lựa chọn các trò chơi cho phù hợp, có thể là các trò chơi vận động hoặc các trò chơi dân gian có tính chất vận động.
Để duy trì hứng thú chơi của trẻ giáo viên phải biết khéo léo dẫn dắt trẻ vào trò chơi, ngoài ra phải biết đặt ra các luật chơi, cách chơi phù hợp với từng lứa tuổi. Với trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo bé ( trẻ 3-4 tuổi) thì cần đưa ra cách chơi và luật chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện và có thể gắn với tình huống hoặc cốt chuyện phù hợp.
Ví dụ với nhà trẻ có thể chơi trò chơi: Gà trong vườn rau, Cá sấu, mèo và chim sẻ...hoặc trẻ mẫu giáo bé có thể chơi các trò chơi: Ô tô và chim sẻ, mèo đuổi chuột, Cáo ơi ngủ à, Thỏ tìm chuồng...
Với trẻ 4-5 tuổi và trẻ 5-6 tuổi có thể lựa chọn các trò chơi với các vận động khó hơn, cách chơi, luật chơi cao hơn vì trẻ có khả năng tuân thủ các quy tắc và thực hiện nội dung chơi mà không cần đến bối cảnh tình huống, cốt chuyện như trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé. Có thể tổ chức các trò chơi có tính chất thể thao, thi đấu như: Kéo co; Những vận động viên điền kinh giỏi ( thi chạy nhanh); Những người nông dân giỏi ( thi gánh củ, quả... qua cầu).
Ngoài ra giáo viên cần phải biết cải biên cách chơi, luật chơi sao cho phù hợp với chủ đề và có thể nâng cao yêu cầu về luật chơi, độ khó của vận động đối với giai đoạn cuối năm của mỗi độ tuổi. Có như vậy mới tạo được sự mới mẻ, lôi cuốn trẻ vào trò chơi.
Để đảm bảo cho trẻ được luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên căn cứ vào tính chất của các giờ hoạt động trước đó là tĩnh hay động để tổ chức trò chơi vận động trước hay sau hoạt động có chủ đích. Một thực tế hiện nay không những ở trường tôi mà nhiều trường trong địa bàn huyện giáo viên rất phân vân trong việc trình tự tổ chức các nội dung trong giờ hoạt động ngoài trời như thế nào là đúng. Nhiều giáo viên cho rằng phải tổ chức theo trình tự từ Hoạt động có chủ đích -> trò chơi vận động -> chơi tự do mới đúng phương pháp, Tuy nhiên trên thực tế tôi nhận thấy trẻ ở tất cả các lứa tuổi khi trẻ đã tham gia hoạt động có tính chất tĩnh như: Làm quen văn học, làm quen chữ cái, hoạt động khám phá, tạo hình... khi ra ngoài trời cô giáo tổ chức hoạt động có chủ đích trước thì hầu như không gây được sự tập chung chú ý của trẻ do đó kết quả của hoạt động đạt được không cao. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên không nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo một trình tự cứng nhắc mà linh hoạt tùy vào tình hình lượng vận động của trẻ ở hoạt động trước đó để lựa chọn tổ chức cho phù hợp. Có thể tổ chức: Nếu hoạt động trước đó có tính chất tĩnh thì khi ra hoạt động ngời trời sẽ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động trước rồi mới đến các nội dung khác. Còn hoạt động trước đó mang tính chất động như giờ thể dục, hoặc các giờ ôn luyện củng cố cô tổ chức cho trẻ tham gia nhiều trò chơi thì khi ra hoạt động ngoài trời cô giáo tổ chức hoạt động có chủ đích trước khi tổ chức các hoạt động khác...
Thực tế cho thấy hoạt động mà trẻ hứng thú nhất khi ra ngoài trời là hoạt động chơi tự do, vì lúc này trẻ được tự lựa chọn chơi với các trò chơi, đồ chơi theo sở thích riêng của mình. Đây cũng là thời điểm mà trẻ vận động một cách tích cực nhất. Trẻ có thể chơi với các đồ chơi ngoài trời, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, chơi với bóng, vòng...mà trẻ thích. Tận dụng các thiết bị đồ chơi ngoài trời để tạo cơ hội cho trẻ được vận động tích cực như: Cầu trượt, thú nhún, bập bênh, bóng, vòng...các đồ chơi được bố trí ở những vị trí hợp lý để khi chơi trẻ không cản trở nhau và giáo viên có thể bao quát mọi trẻ.
Tuy nhiên như đã trình bày ở phần cơ sở thực tiễn, do thiết bị đồ chơi ngoài trời của trường, đặc biệt là ở các điểm lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu chơi khi mà tất cả các nhóm, lớp cùng ra hoạt động ngoài trời. Để khắc phục điều này tôi đã hướng dẫn giáo viên tận dụng ngay những yếu tố sẵn có ở sân trường để gợi ý cho trẻ lựa chọn cách chơi phù hợp.
- Dùng sơn, hoặc phấn tạo nên những con đường có thể thẳng, ngoằn nghèo...hoặc các hình xoắn ốc, bậc thang... với độ dài ngắn khác nhau, để trẻ có thể chạy, nhảy, lăn bóng, đi men... theo các con đường đó.
- Tận dụng các bờ gạch của các bồn cây, bồn hoa làm đường đi để đi thăng bằng một cách khéo léo trên các bờ gạch...
- Sử dụng các khối nhựa, các đồ chơi...làm các chướng ngại vật để trẻ vượt qua.
- Tận dụng những cây có nhiều nhánh ở độ cao hợp lý cho trẻ leo trèo, đu cành...
*Lựa chọn các hình thức vận động khác phù hợp cho trẻ hoạt động ngoài trời:
Trong các năm học trước hầu hết các giờ hoạt động ngoài trời chúng tôi thường tổ chức đủ cả 3 nội dung đó là: Hoạt động có chủ đích; Trò chơi vận động; Chơi tự do. Tuy nhiên tôi nhận thấy một hoạt động ngoài trời không nhất thiết ngày nào cũng phải tổ chức đủ cả 3 nội dung trên, có thể thay đổi hình thức hoạt động để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia hoạt động. Trong năm học này khi thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, bản thân là người quản lý về công tác chuyên môn của trường tôi đã dày công nghiên cứu và nhận thấy rằng: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh các hoạt động mang tính chất vận động và đặc biệt là hoạt động vận động ngoài trời có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoài trời không nhất thiết ngày nào cũng phải đủ cả 3 nội dung như quy định, mà tùy thuộc vào tính chất của hoạt động trước đó, tùy thuộc vào khả năng của trẻ… mà cô giáo có thể lựa chọn cho phù hợp: Có thể đủ 3 nội dung như đã nêu; có thể chỉ có 2 nội là Trò chơi vận động và chơi tự do hoặc cũng có thể chỉ là một nội dung đi thăm quan, hoặc hoạt động lao động vừ sức…tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực ở ngoài trời vì trong chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ hiện nay thì thời gian trẻ hoạt động trong phòng tương đối nhiều. Một số nội dung vận động tôi gợi ý, hướng dẫn giáo viên lựa chọn tổ chức cả một giờ hoạt động ngoài trời dành cho nội dung này:
- Lao động vừa sức: Các nhóm, lớp sẽ tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, tưới nước, chăm sóc cây cảnh ở khu vực bồn cây lớp được phân công.
- Tổ chức các hoạt động dạo chơi, tham quan (tổ chức cho trẻ đi bộ)
Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà cho trẻ thử sức với những quãng đường dài ngắn khác nhau. Có thể tổ chức trong hoạt động có chủ đích hoặc có thể tổ chức thành một buổi dạo chơi, tham quan ngoài trời với tất cả quãng thời gian dành cho hoạt động ngoài trời. Nội dung này tôi hướng dẫn giáo viên tùy thuộc vào từng lứa tuổi, từng chủ đề giáo viên sẽ lựa chọn cho phù hợp để tổ chức đem lại kết quả cao nhất.
Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới thực vật”:
+ Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Cho trẻ đi bộ ngắm cây cối trong sân trường ở hoạt động có chủ đích.
+ Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi: Đi bộ thăm quan vườn rau của trường trong thời gian một buổi hoạt động ngoài trời.
+ Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Đi bộ thăm quan vườn rau của một hộ gia đình gần khu vực trường trong thời gian một buổi hoạt động ngoài trời.
Khi tổ chức cho trẻ đi bộ giáo viên có thể cho trẻ đi với các tốc độ khác nhau bằng cách tạo ra các tình huống kích thích sự tò mò, hứng thú và thay đổi các trạng thái, mức độ vận dộng của cơ thể trẻ: Ví dụ trẻ đang đi với tốc độ chậm cô tạo tình huống “ Ồ! ở phía trước có bông hoa gì màu đỏ kia nhỉ, chúng mình đi nhanh lên để đến xem đó là hoa gì nào”…Hoặc có thể bắt chước dáng đi của các con vật ở chủ đề “ Thế giới động vật”…
Các lớp mẫu giáo lớn chúng tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan điểm lẻ khu Thôn Đông và khu Thôn Đoài của trường, thăm quan trường Tiểu học.
- Tham gia trồng cây: Trẻ nhỏ rất thích nghịch nước và đào xới, chính vì vậy mà hoạt động này trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia. Có thể tổ chức cho trẻ trồng cây, gieo các loại hạt ở khu vực bồn hoa của lớp hoặc trồng cây vào các chậu cảnh, thùng xốp…Khi tham gia các hoạt động này trẻ được đào xới đất, đi lại lấy nước tưới cho cây…trẻ vận động một cách rất tích cực, hứng thú.
- Giao lưu trò chơi vận động, trò chơi dân gian giữa các nhóm, lớp…
Một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động ngoài trời mà ít giáo viên để ý đến đó là sự chuẩn bị về tâm thế và trang phục cho trẻ trước khi ra hoạt động. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc cho trẻ hoạt động ngoài trời là để giúp trẻ có thể thích nghi với môi trường thiên nhiên bên ngoài, để trẻ được vui chơi, vận động nhằm rèn luyện sức khỏe, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị tốt về mặt tâm thế và trang phục cho trẻ thì nhiều khi lại đem lại những kết quả ngược lại. Giáo viên cần chú ý đến trang phục của trẻ sao cho phù hợp với thời tiết, phải đảm bảo gọn gàng và giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia các hoạt động. Trời nắng phải đội mũ cho trẻ… Khi đánh giá một giờ hoạt động ngoài trời của giáo viên chúng tôi đánh giá ngay từ công tác chuẩn bị trước khi ra hoạt động, điều này đã giúp giáo viên có ý thức hơn trong việc chuẩn bị cho hoạt động.
Qua một thời gian thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi nhận thấy trẻ của các nhóm, lớp đã có sự phát triển rất tốt về thể lực cũng như tâm lý. Trẻ rất vui vẻ, hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, đặc biệt tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và trẻ béo phì đã giảm đáng kể so với đầu năm.
5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường và tạo cơ hội cho trẻ được vận động trong các hoạt động khác trong ngày.
5.1. Xây dựng môi trường cho trẻ vận động:
Để tạo cơ hội cho trẻ được vận động tích cực khi tham gia các hoạt động ở trường giáo viên phải xây dựng được môi trường kích thích hứng thú vận động cho trẻ.
* Không gian trong lớp:
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng, sắp xếp môi trường nhóm, lớp sao cho khoa học, đảm bảo phân góc hợp lý. Sắp xếp các đồ dùng, trang thiết bị gọn gàng nhằm đảm bảo có đủ phần không gian để tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động. Đối với những ngày thời tiết không thuận lợi cho việc tổ chức giờ thể dục ở sân trường, giáo viên phải tổ chức cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm thì phải sắp xếp giá đồ chơi, trang thiết bị áp sát vào tường, những máy móc hoặc các đồ vật có thể gây nguy hiểm phải chuyển đi nhằm tạo một không gian mở nhất, an toàn nhất cho trẻ vận động.
Xây dựng góc vận động ở các sảnh hiên phía sau của các nhóm lớp, ở góc này trên mảng tường cần có những hình ảnh minh họa cho các hoạt động vận động của trẻ như: Hình ảnh trẻ đang tham gia chơi trò chơi vận động, trẻ đang nhảy dây, bật vào các ô, tung bóng...Chuẩn bị các trang thiết bị như: Vòng, bóng, cổng chui, ghế thể dục...các thiết bị được sắp xếp một cách gọn gàng, khoa học để trẻ dễ dàng lấy, cất khi sử dụng.
* Không gian ngoài lớp:
Tận dụng các bậc cầu thang, bậc thềm cho trẻ vận động, ngoài ra khu vực sân trường các đồ dùng đồ chơi được bố trí ở những vị trí thích hợp để trẻ có thể tham gia vận động một cách thoải mái, tích cực nhất. Các đồ chơi được bố trí thay đổi vị trí ở các thời điểm khác nhau có thể một tháng, hai tháng hoặc ba tháng sẽ thay đổi vị trí đồ chơi một lần để tạo sự mới mẻ cho trẻ với từng khu vực chơi trong sân trường. Các con đường trong sân trường luôn được vệ sinh sạch sẽ để trẻ có thể chạy nhảy, vui chơi.
Để tạo cơ hội cho trẻ vận động ngoài những trang thiết bị đồ chơi ngoài trời giáo viên có thể đem một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp ra cho trẻ hoạt động như: Bóng, vòng, cổng chui...tùy theo từng ngày, từng tuần, từng chủ đề giáo viên thay đổi chủng loại các đồ chơi mang theo và gợi mở cho trẻ cách chơi, cách vận động mới đối với các đồ dùng đồ chơi đó nhằm gây hứng thú cho trẻ.
Ngoài việc cho trẻ vận động với đồ chơi ngoài trời chúng tôi hướng dẫn giáo viên có thể tạo ra các yếu tố kích thích trẻ vận động như: Vẽ các con đường hẹp băng phấn, hoặc tạo ra các tình huống cần phải giải quyết bằng vận động như: Lấy cho cô chiếc khăn đang bị vướng trên cành cây, đố bạn nào với được chiếc lá màu vàng kia...( trẻ sẽ phải với, nhảy...để thực hiện được các hoạt động đó).
Mọi không gian đều có thể tổ chức cho trẻ hoạt động, điều quan trọng là giáo viên phải biết cách sắp xếp, xây dựng, khai thác không gian đó như thế nào, lựa chọn hình thức, nội dung vận động gì cho phù hợp với không gian để tổ chức cho trẻ hoạt động một cách hiệu quả.
Trẻ mầm non quãng thời gian trẻ ở trường chiếm đa số trong thời gian một ngày của trẻ. Ở trường trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động trong chế dộ sinh hoạt một ngày và đây chính là cơ hội để cô giáo tổ chức cho trẻ được vận động để rèn luyện sức khỏe.
Ngoài việc tổ chức tốt các giờ thể dục, hoạt động ngoài trời để tạo cơ hội cho trẻ được vận dộng một cách tích cực tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được vận động tích cực khi trẻ tham gia các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường. Với hình thức lồng ghép cho trẻ được vận động ở mọi lúc mọi nơi giáo viên ở từng nhóm, lớp sẽ phải tiến hành lựa chọn các nội dung vận động ngay sau khi kết thúc một chủ đề cũ và bắt đầu một chủ đề mới. Giáo viên phải xác định được trong chủ đề vừa qua kỹ năng vận động nào trẻ thực hiện chưa tốt và chủ đề tới cần phải rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vận động nào để có kế hoạch lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức cho trẻ rèn luyện các vận động đó.
5.2. Tạo cơ hội cho trẻ được vận động trong các hoạt động khác:
5.2.1 Tổ chức cho trẻ vận động trong giờ đón trẻ:
Trong thời gian này giáo viên có thể chuẩn bị bóng, vòng, dùng phấn tạo ra một số con đường phù hợp trong lớp để gợi ý hướng dẫn trẻ vận động. Hướng dẫn cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động, hoặc có thể cô và trẻ ngồi làm một số vận động đơn giản như: Gập người; lắc người; vặn người; co duỗi chân, tay; chống đẩy... Tùy thuộc vào khả năng của trẻ ở từng lứa tuổi, tùy thuộc vào từng chủ đề giáo viên lựa chọn các nội dung vận động cho phù hợp để tổ chức cho trẻ dưới hình thức vui chơi trong giờ đón trẻ.
5.2.2. Vận động trong hoạt động học:
Các vận động được tích hợp trong các hoạt động học thường được tổ chức dưới dạng trò chơi, có thể là trò chơi để ổn định tổ chức, giới thiệu bài, có thể là các trò chơi nhằm luyện tập, củng cố các kiến thức trẻ vừa học. Một hình thức nữa có thể áp dụng cho trẻ vận dộng đó là làm động tác minh họa cho bài hát có nội dung liên qua đến bài học của trẻ hôm đó.
Ngoài ra có thể tổ chức cho trẻ vận động dưới hình thức làm một số động tác mô phỏng, bắt chước hành động, vận động... để thay đổi trạng thái giữa các phần của một giờ học.
5.2.3. Vận động trong giờ hoạt động góc:
Trong giờ hoạt động góc cô tạo cơ hội cho trẻ vận động bằng cách không bày sẵn đồ dùng đồ chơi mà để trẻ phải đi lại, với, bê đồ dùng, đồ chơi từ trên giá ra chơi. Tùy từng lứa tuổi và thời điểm trong năm học giáo viên gợi ý, hướng dẫn cho trẻ biết liên kết các góc chơi để có thể trao đổi đồ dùng đồ chơi trong quá trình chơi tạo cơ hội cho trẻ đứng lên, ngồi xuống; đi lại, lấy cất đồ dùng, đồ chơi...
Ngoài ra để thực hiện tốt chuyên đề tôi đã hướng dẫn giáo viên tận dụng các sảnh phía sau làm góc vận động. Với góc này giáo viên sẽ tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, các vận động không cần đến không gian rộng như: Trò chơi nhảy lò cò, kéo cưa lừa xẻ, ném bóng vào rổ, ném vòng cổ chai, bật nhảy qua các ô, bật xa, đi thăng bằng trên ghế thể dục...
Ở góc thiên nhiên cô tạo cơ hội cho trẻ được chăm sóc cây như: Lau bụi ở lá cây, nhổ cỏ, tưới nước, cắt bỏ những lá cây khô...
5.2.4. Vận động sau khi ngủ dậy và trong hoạt động chiều:
* Sau khi trẻ ngủ dậy giáo viên có thể tổ chức cho trẻ vận động dưới một số hình thức như:
- Tổ chức cho trẻ ngồi hoặc đứng làm một số vận động đơn giản như xoay cổ tay; co, duỗi chân, tay; vặn người...;
- Tập một số động tác của bài tập phát triển chung;
- Tập các động tác minh họa hoặc múa một số bài hát trong chủ đề;
- Chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian có tích chất vận động...
* Ở hoạt động chiều:
Đây cũng là một thời điểm giáo viên có thể tổ chức cho trẻ vận động một cách tích cực. Chúng tôi đã lựa chọn một số nội dung cho trẻ hoạt động như sau:
- Có thể tổ chức cho trẻ tham gia chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian;
- Tổ chức cho trẻ ôn luyện một số bài tập vận động cơ bản dưới hình thức trò chơi;
- Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động vừa sức như: lau chùi, dọn dẹp, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc; trồng cây, tưới cây, gieo hạt... ở góc thiên nhiên; chăm sóc bồn cây của lớp...
- Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời...
- Tổ chức cho trẻ đi dạo, đi thăm quan trong khu vực trường hoặc khu vực ngoài trường...
Một trong những nguyên tắc phát triển thể chất cho trẻ đó là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính hệ thống ở đây chính là tình thường xuyên, lặp lại, biến đổi của các buổi tập với sự luân phiên hợp lí giữa vận động và nghỉ ngơi. Thứ tự hợp lý của từng buổi tập và mối liên quan giữa các mặt khác nhau của nội dung bên trong. Như vậy việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vận động một cách hợp lý trong các hoạt động trong ngày đã đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này. Với việc tạo điều kiện cho trẻ được vận động một cách tích cực khi tham gia các hoạt động trong ngày đã giúp trẻ rèn luyện được các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện các tố chất thể lực cần thiết để phát triển thể lực một cách tốt nhất.
6. Biện pháp 6: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp tổ chức các hoạt động vận động theo từng lứa tuổi cho đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, vì vậy có thể nói đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường. Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp…cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết.
Trường mầm non Phú Minh đã được bổ xung giáo viên đủ theo định biên quy định. Đa số giáo viên của trường đã có những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển vận động của trẻ theo từng độ tuổi mà mình phụ trách, nắm vững phương pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ tập luyện các bài tập vận động. Song bên cạnh đó cũng còn một số giáo viên nhận thức về đặc điểm phát triển vận động của trẻ, về nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mầm non còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi và giáo viên mới vào nghề. Chính vì vậy mà khi có sự luân chuyển giáo viên giữa các lớp, thì giáo viên cũng có những lúng túng trong phương pháp tổ chức các hoạt động mang tính chất vận động cho lứa tuổi mình mới được tiếp nhận, nên kết quả tổ chức các hoạt động vận động trên trẻ chưa cao.
Từ thực tế trên ngay từ đầu năm chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức, kỹ năng và phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Đã tổ chức tập huấn về chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ” cho 100% giáo viên trong trường tham dự. Trong buổi tập huấn các nội dung được chúng tôi đi sâu đó là: Đặc điểm phát triển vận động của trẻ trong từng giai đoạn phát triển; Nguyên tắc lựa chọn các hoạt động vận động cho trẻ mầm non; Nội dung các bài tập vận động cho trẻ theo lứa tuổi; Phương pháp tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ…Để đánh giá kết quả nhận thức của giáo viên sau đợt tập huấn chuyên đề chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, dự giờ để đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ của nhóm lớp đó.
- Xây dựng các hoạt động chuyên đề “Phát triển vận dộng” tại các nhóm lớp điểm và tổ chức cho 100% giáo viên trong trường tham dự. Chỉ đạo 100% các nhóm lớp trong trường thực hiện nghiêm túc chuyên đề tại nhóm, lớp mình phụ trách.
- Tổ chức cho giáo viên cốt cán tham dự lớp tập huấn về chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ” do Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn tổ chức. Sau các đợt tập huấn tôi đã cùng với tổ chuyên môn và giáo viên cốt cán xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai chuyên đề tại trường và tiến hành triển khai tập huấn cho 100% giáo viên trong trường tham dự.
- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm học tôi cùng với các đồng chí trong tổ chuyên môn và giáo viên của từng nhóm, lớp đã trao đổi, thảo luận để làm rõ hơn về sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, thực trạng thực hiện chuyên đề ở từng nhóm lớp, từng lứa tuổi để từ đó thống nhất nội dung giáo dục cho phù hợp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ đề cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là vấn đề trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động vận động đã được đưa ra bàn bạc để thồng nhất và tìm cách giải quyết.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ, với tinh thần trách nhiệm của một người giáo viên, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường đã không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Qua một quá trình tự học tập, rèn luyện giáo viên đã nắm rõ kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho từng lứa tuổi. Nhiều giáo viên nghiên cứu, tìm tòi đã tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động vận động sáng tạo, phù hợp và áp dụng vào quá trình tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ đạt kết quả cao.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau một quá trình thực hiện những biện pháp trên nhà trường đã đạt được những kết quả tốt trong việc thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ” kết quả cụ thể như sau:
- 100% các nhóm thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, cụ thể kết quả đánh giá:
+ Xếp loại Tốt: 12 nhóm, lớp = 75%;
+ Xếp loại Khá: 4 nhóm, lớp =25%.
- Đã lựa chọn được những nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các vận động phù hợp cho từng lứa tuổi.
- 100% giáo viên đã hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ tham gia vận động, đặc biệt là các vận động được tổ chức ngoài trời.
- Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, một số giáo viên đã có những phương pháp, hình thức sáng tạo và tổ chức cho trẻ vận động một cách có hiệu quả.
- Do tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ nên đa số trẻ đều có sức khỏe tốt, trẻ rất tích cực, hứng thú khi tham gia các hoạt động ở trường.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 3.5%, trẻ thấp còi giảm 2.7% so với đầu năm, kết quả cụ thể như sau:
Thời gian
|
Số trẻ
|
Cân nặng
|
Chiều cao
|
Kênh bình thường
|
Kênh SDD
|
Cao hơn so với tuổi
|
Kênh bình thường
|
Kênh thấp còi
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
Đầu năm
|
633
|
594
|
93.8
|
34
|
5.4
|
5
|
0.8
|
589
|
93
|
44
|
7.0
|
Cuối năm
|
679
|
600
|
97.2
|
13
|
1.9
|
6
|
0.9
|
650
|
95.7
|
29
|
4.3
|
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực tế quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ” tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Muốn tổ chức tốt bất kỳ một hoạt động hoặc một chuyên đề nào thì trước hết người quản lý phải nghiên cứu, tìm hiểu để nắm rõ về hoạt động hoặc chuyên đề đó. Phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về vấn đề đó thì khi tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên mới chỉ được ra cái đúng, cái sai, mới gợi mở cho giáo viên biết nên làm như thế nào cho đạt được kết quả cao nhất, thay vì việc chỉ đưa ra những nhận xét làm như thế này là sai, là chưa tốt…
- Người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của giáo viên để phát hiện ra những điều mới, sáng tạo và tìm cách kích thích, tạo cơ hội cho giáo viên phát huy sự sáng tạo của mình nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Để thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động thì cần phải nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ vận động, về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động của trẻ theo từng lứa tuổi. Đặc biệt trú trọng tới vấn đề tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vận động ngoài trời một cách tích cực, vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.
- Việc tổ chức cho trẻ vận động một cách khoa học cần phải tính đến sự đảm bảo các nguyên tắc phát triển thể chất cho trẻ và tính đến sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm phát triển thể chất của trẻ theo từng giai đoạn phát triển cụ thể.
- Các nhà trường cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói chung và đầu tư cho các hoạt động giáo dục thể chất của trẻ nói riêng để trang bị những trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu, cần thiết nhất phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khi tổ chức bất kỳ một hoạt động chuyên đề nào thì việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi một thời gian thực hiện là vô cùng cần thiết. Đánh giá, rút kinh nghiệm để chỉ ra được những biện pháp nào đem lại kết quả tốt để nhân rộng phạm vi áp dụng; biện pháp nào còn nhiều hạn chế, thực hiện đạt kết quả thấp để điều chỉnh cho phù hợp.
- Để thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động thì Ban giám hiệu, đặc biệt là người quản lý phụ trách công tác chuyên môn cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của các nhóm lớp. Luôn sát cánh cùng giáo viên để giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mặc trong quá trình thực hiện một cách kịp thời. Đồng thời đánh giá chính xác kết quả thực hiện của giáo viên để có những điều cỉnh phù hợp.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Vận động là một trong những điều kiện quan trọng góp phần phát triển thể chất cũng như tâm lý của trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Đặc biệt một trong những
Qua những kết quả đạt được khi thực hiện đề tài có thể khẳng định rằng: Việc tổ chức cho trẻ vận động một cách tích cực sẽ góp phần giúp trẻ có một sức khỏe tốt, một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, trẻ sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống. Phát triển ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Việc tổ chức cho trẻ vận động một cách thường xuyên giúp trẻ có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất. Phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Chính vì vậy các trường mầm non cần tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói chung và các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nói riêng. Đặc biệt là cần trú trọng tới việc tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở ngoài trời vì đây là một hoạt động trẻ được vận động một cách tích cực, hứng thú nhất và có tác dụng lớn đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Ngoài ra cần có những biện pháp để tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực khi tham gia các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày ở trường nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, tạo nên những yếu tố tiền đề quan trọng làm nền móng để trẻ phát triển một cách toàn diện như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đề ra.
II. KHUYẾN NGHỊ:
Hiện nay trường mầm non Phú Minh đang được xây dựng thêm 10 phòng học ở khu trung tâm, tuy nhiên để thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ của trường mầm non Phú Minh nói riêng trong các năm học tiếp theo tôi có một số đề xuất, kiến nghị ssau:
- Các cấp có thẩm quyền bổ xung thêm kinh phí và đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, cải tạo cải tạo khu vực sân trường khu trung tâm của trường để đảm bảo trẻ có một khoảng không gian hợp lý để tham gia các hoạt động vận động ngoài trời.
- Trang bị thêm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời để đảm bảo cho nhiều nhóm, lớp cùng tổ chức cho trẻ chơi ở một thời gian quy định trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng thực hiện tại trường mầm non Phú Minh trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ mầm non” và đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những mặt còn hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có thêm những biện pháp hay hơn nhằm chỉ đạo và quản lý tốt hơn nữa chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ mầm non” trong những năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!